Bánh dầy Phủ Dầy

Bánh dầy hay  bánh dày  là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đồ kỹ đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.

 

Bánh dầy giò Phủ Dầy

Ở Phủ Dầy để làm bánh, những người thợ lành nghề thường chọn loại gạo nếp ngon lúa chín kỹ, thường là lúa nếp mùa, ngâm qua nước 2 lá rồi đồ kỹ. Khi đã sôi đã chín được đổ ra theo từng mẻ rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh là được. Ngày nay để giảm sức lao động, công đoạn này đã được cải tiến làm bằng máy, vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên thật không đơn giản.

Bánh dầy

 

Nếu giã không nhuyễn kỹ để lằn hạt gạo thì ăn sẽ mất ngon, dễ bị “lại” bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính. Bánh dày loại phổ biến nhất là loại bánh dày trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ 2 cái bánh thì thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường kẹp ăn chung với giò lụa, giò bò, chả quế, ruốc,…

 

Về Phủ Dầy, ta dễ dàng bắt gặp các bà thúng mẹt bán bánh giầy, thường từ sáng sớm cho khách thập phương.

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *